Tin tức
Dự án Bộ luật Lao động sửa đổi: Làm việc ngày nghỉ, nhận lương gấp 2
(24/05/2012)

 

Dự án Bộ luật Lao động sửa đổi: Làm việc ngày nghỉ, nhận lương gấp 2
Cập nhật 24/05/2012 06:35 (GMT+7)
Gửi email Gmail  Đăng lên Facebook cho bà con cùng xem Đưa bài viết lên linkhay Đưa bài viết lên Google Bookmarks Đăng lên Twitter cho bà con cùng xem Chia sẻIn bài này
.
* Thống nhất cao nghỉ thai sản lên 6 tháng
Tin liên quan
BHXH "đủ tiền "chi" cho lao động nữ nghỉ sinh 6 tháng
Tuổi nghỉ hưu nữ thấp hơn nam là ưu tiên hay thiệt thòi?
Thảo luận về dự án Bộ luật Lao động (BLLĐ) sửa đổi hôm qua- 23/5, đại đa số ý kiến Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình phương án để người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị tăng lên 7 tháng đối với lao động làm việc độc hại.
ĐBQH thảo luận tại hội trường về Dự án BLLĐ sửa đổi.
Làm thêm ngày nghỉ, lương được trả ít nhất bằng 200%
Theo dự thảo luật, tiền lương làm thêm được tính như sau: vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%; vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng  300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. Riêng với người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Về thời gian làm thêm, bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội - cho biết, vẫn còn hai loại ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất, đề nghị giữ nguyên quy định của BLLĐ hiện hành, làm thêm giờ nhưng không quá 4 giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ được làm thêm không quá 300 giờ trong một năm.
Loại ý kiến thứ hai, đề nghị quy định thời giờ làm thêm là 200 giờ trong một năm, đối với một số trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ được làm thêm nhưng tối đa không quá 360 giờ trong một năm. Do còn ý kiến khác nhau nên Ủy ban thường vụ Quốc hội trình hai phương án.
Tuy nhiên, theo cách tính của ĐB Cù Thị Hậu (Hưng Yên) nếu theo phương án 2 thì 1 năm người lao động chỉ được nghỉ có 7 ngày. “Thời gian đó sẽ không đủ tái tạo sức lao động, việc học hành, con cái họ sẽ ra sao? Nên chỉ làm thêm tối đa 300 giờ/năm, tức người lao động được nghỉ 14,5 ngày/năm” - ĐB Hậu nói và đề xuất nên tăng ở nhóm lao động phổ thông; dệt may, thủy sản… và xa hơn nên phấn đấu để người lao động đỡ phải làm thêm.
ĐB Đặng Ngọc Tùng đồng tình: “Nếu không thể giảm thời gian làm thêm thì nên để phương án 1. Lâu dài, ĐB Tùng kiến nghị giảm thời gian làm việc cho người lao động  xuống 1tuần chỉ 40h thay vì 48h như hiện nay”.
Tăng thời gian nghỉ thai sản
Theo dự thảo, Ủy ban TVQH trình hai phương án nhưng qua thảo luận, tuyệt đại đa số ĐBQH đồng tình với quy định nên để chế độ thai sản là 6 tháng và cho rằng đây là quy định rất tiến bộ nhằm bảo đảm sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Tuy nhiên, theo ĐB Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) thì cần quy định rõ trách nhiệm cơ quan sử dụng lao động nữ nếu sau thời gian nghỉ họ bị mất việc hoặc không được giữ vị trí như trước khi sinh con.
ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) đề xuất: Nên bổ sung quy định người lao động nếu có nhu cầu (sau 4 tháng nghỉ) thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để đi làm sớm hơn. Một số ĐBQH lại đề nghị nên cho phép nghỉ 7 tháng đối với lao động nữ làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm.
Lao động nặng nhọc: Có thể nghỉ hưu trước tuổi
Quy định về tuổi nghỉ hưu như dự thảo Bộ luật cơ bản giữ như hiện hành (nam 60, nữ 55) nhưng theo UBTVQH có thể điều chỉnh đối với nhóm lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, làm việc ở vùng cao, biên giới, hải đảo do bị suy giảm sức lao động được nghỉ hưu trước thời gian quy định và quy định cụ thể thời gian tăng tuổi nghỉ hưu, đối với nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao; nhóm lao động làm công tác quản lý, dự thảo đã thể hiện theo hướng có thể kéo dài thời gian làm việc (nhưng không quá 5 năm) nếu tự nguyện, có sức khỏe và nhu cầu lao động để tùy theo điều kiện trong từng giai đoạn, Chính phủ có thể xem xét quy định cụ thể tuổi nghỉ hưu của các nhóm lao động này.
BLLĐ sửa đổi dự kiến sẽ được thông qua trong kỳ họp lần này.
Tăng thời gian nghỉ Tết âm lịch
Đối với việc nghỉ Tết âm lịch, theo đề nghị của các đại biểu Quốc hội, dự thảo Bộ luật đã được điều chỉnh để tăng quy định về thời gian nghỉ Tết âm lịch từ 4 ngày lên 5 ngày. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết.
Thu Hằng

Thảo luận về dự án Bộ luật Lao động (BLLĐ) sửa đổi hôm qua- 23/5, đại đa số ý kiến Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình phương án để người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị tăng lên 7 tháng đối với lao động làm việc độc hại.


ĐBQH thảo luận tại hội trường về Dự án BLLĐ sửa đổi.

Làm thêm ngày nghỉ, lương được trả ít nhất bằng 200%
Theo dự thảo luật, tiền lương làm thêm được tính như sau: vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%; vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng  300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. Riêng với người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.


Về thời gian làm thêm, bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội - cho biết, vẫn còn hai loại ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất, đề nghị giữ nguyên quy định của BLLĐ hiện hành, làm thêm giờ nhưng không quá 4 giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ được làm thêm không quá 300 giờ trong một năm.


Loại ý kiến thứ hai, đề nghị quy định thời giờ làm thêm là 200 giờ trong một năm, đối với một số trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ được làm thêm nhưng tối đa không quá 360 giờ trong một năm. Do còn ý kiến khác nhau nên Ủy ban thường vụ Quốc hội trình hai phương án.


Tuy nhiên, theo cách tính của ĐB Cù Thị Hậu (Hưng Yên) nếu theo phương án 2 thì 1 năm người lao động chỉ được nghỉ có 7 ngày. “Thời gian đó sẽ không đủ tái tạo sức lao động, việc học hành, con cái họ sẽ ra sao? Nên chỉ làm thêm tối đa 300 giờ/năm, tức người lao động được nghỉ 14,5 ngày/năm” - ĐB Hậu nói và đề xuất nên tăng ở nhóm lao động phổ thông; dệt may, thủy sản… và xa hơn nên phấn đấu để người lao động đỡ phải làm thêm.
ĐB Đặng Ngọc Tùng đồng tình: “Nếu không thể giảm thời gian làm thêm thì nên để phương án 1. Lâu dài, ĐB Tùng kiến nghị giảm thời gian làm việc cho người lao động  xuống 1tuần chỉ 40h thay vì 48h như hiện nay”.

Tăng thời gian nghỉ thai sản

Theo dự thảo, Ủy ban TVQH trình hai phương án nhưng qua thảo luận, tuyệt đại đa số ĐBQH đồng tình với quy định nên để chế độ thai sản là 6 tháng và cho rằng đây là quy định rất tiến bộ nhằm bảo đảm sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Tuy nhiên, theo ĐB Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) thì cần quy định rõ trách nhiệm cơ quan sử dụng lao động nữ nếu sau thời gian nghỉ họ bị mất việc hoặc không được giữ vị trí như trước khi sinh con.

ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) đề xuất: Nên bổ sung quy định người lao động nếu có nhu cầu (sau 4 tháng nghỉ) thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để đi làm sớm hơn. Một số ĐBQH lại đề nghị nên cho phép nghỉ 7 tháng đối với lao động nữ làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm.

Lao động nặng nhọc: Có thể nghỉ hưu trước tuổi

Quy định về tuổi nghỉ hưu như dự thảo Bộ luật cơ bản giữ như hiện hành (nam 60, nữ 55) nhưng theo UBTVQH có thể điều chỉnh đối với nhóm lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, làm việc ở vùng cao, biên giới, hải đảo do bị suy giảm sức lao động được nghỉ hưu trước thời gian quy định và quy định cụ thể thời gian tăng tuổi nghỉ hưu, đối với nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao; nhóm lao động làm công tác quản lý, dự thảo đã thể hiện theo hướng có thể kéo dài thời gian làm việc (nhưng không quá 5 năm) nếu tự nguyện, có sức khỏe và nhu cầu lao động để tùy theo điều kiện trong từng giai đoạn, Chính phủ có thể xem xét quy định cụ thể tuổi nghỉ hưu của các nhóm lao động này.
BLLĐ sửa đổi dự kiến sẽ được thông qua trong kỳ họp lần này.

Tăng thời gian nghỉ Tết âm lịch

Đối với việc nghỉ Tết âm lịch, theo đề nghị của các đại biểu Quốc hội, dự thảo Bộ luật đã được điều chỉnh để tăng quy định về thời gian nghỉ Tết âm lịch từ 4 ngày lên 5 ngày. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết.
Thu Hằng-phapluatvn.vn

 

Các tin khác

©2010 Copyright by Luatsutoanco . All rights reserved.
Phòng 105, 17/19 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. ĐT: (08) 7300 8787 - 7300 8788 - Fax: (08) 7300 8787
SĐKKD: 41.01.1254/TP/ĐKHĐ. Người đại diện: Luật Sư Kiều Đại Bằng
Thiết kế website - Thiết kế web bởi Univinet
Loading...